Tàu tuần dương lớn hay "tàu diệt tàu tuần dương" Tàu_chiến-tuần_dương

USS Alaska, một trong số hai chiếc "tàu tuần dương lớn" của Hải quân Hoa Kỳ

Vào lúc sắp bắt đầu Thế Chiến II, có một cuộc hồi sinh muộn màng mối quan tâm đến những con tàu trung gian giữa thiết giáp hạm và tàu tuần dương. Trong khi một số xem chúng là những tàu chiến-tuần dương, chúng chưa bao giờ được xếp lớp như tàu chiến chủ lực, và chỉ được mô tả như là những "siêu-tuần dương", "tàu tuần dương lớn" hoặc ngay cả "tàu tuần dương không giới hạn". Chú́ng được tối ưu hóa như những tàu diệt tàu tuần dương, trinh sát hạm đội hay cướp tàu buôn. Hà Lan, Nhật Bản, Liên Xô và Mỹ đều vạch kế hoạch cho lớp tàu mới được thiết kế nhằm để đối phó những tàu tuần dương hạng nặng lớn đang được đối thủ chế tạo, đặc biệt là với lớp Mogami của Nhật Bản. Đức cũng thiết kế một lớp tàu chiến-tuần dương được bảo vệ nhẹ.

Những tàu chiến-tuần dương đầu tiên như vậy là Thiết kế 1047 của Hà Lan. Chưa bao giờ được chính thức đặt tên, người Hà Lan muốn có chúng để bảo vệ các thuộc địa tại Đông Ấn vốn phải đối mặt với cuộc xâm lấn của Nhật Bản. Được thiết kế với sự trợ giúp của Đức và Ý, chúng khá giống lớp Scharnhorst của Đức và có cùng dàn pháo chính, nhưng có thể nhẹ hơn đáng kể và chỉ được bảo vệ chống lại đạn pháo 203 mm (8 inch). Mặc dù thiết kế đã hoàn tất, việc chế tạo không bao giờ được khởi sự do việc Đức xâm chiếm Hà Lan vào tháng 5 năm 1940, trong khi chiếc đầu tiên được dự tính đặt lườn vào tháng 6 năm đó.xxxxnhỏ|phải|Bản vẽ lớp Alaska]]Đức dự định chế tạo ba chiếc tàu chiến-tuần dương thuộc Lớp O như một phần của chương trình mở rộng Hải quân Đức (Kế hoạch Z). Với sáu khẩu pháo 380 mm (15 inch), tốc độ nhanh, tầm hoạt động xa nhưng vỏ giáp rất mỏng, chúng được dự tính như những tàu cướp tàu buôn. Chỉ có một chiếc được đặt hàng không lâu trước khi Đệ Nhị thế chiến nổ ra nhưng không có công việc nào được tiến hành. Chưa được đặt tên, chúng chỉ được biết đến như là O, P, và Q. Lớp tàu mới không được Hải quân Đức hoan nghênh rộng rãi; việc bảo vệ yếu kém một cách bất thường khiến cho chúng bị gán cái tên lóng chê bai Ohne Panzer Quatsch (vô lý không có vỏ giáp) lan truyền trong nội bộ Hải quân.

Lớp duy nhất trong số các tàu chiến-tuần dương muộn này được đặt lườn là ba chiếc "tàu tuần dương lớn" lớp Alaska của Hải quân Hoa Kỳ: Alaska, GuamHawaii, nhưng chỉ có Alaska và Guam được hoàn tất. Alaskas được xếp lớp "tàu tuần dương lớn" thay vì tàu chiến-tuần dương, và tình trạng không phải là tàu chiến chủ lực được minh chứng khi chúng chỉ được đặt tên theo lãnh thổ hoặc vùng quốc hải của Hoa Kỳ (trái ngược với thông lệ đặt tên thiết giáp hạm theo tên của tiểu bang, và tàu tuần dương được đặt tên theo thành phố). Nhưng với một dàn pháo chính bao gồm chín khẩu pháo 305 mm (12 inch) trên ba tháp pháo ba nòng và một trọng lượng rẽ nước 27.000 tấn, Alaskas lớn gấp đội về kích cỡ so với lớp tàu tuần dương Baltimore dẫn trước và pháo có đường kính cỡ nòng lớn hơn khoảng 50%. Tuy nhiên, chúng thiếu một đai giáp dày và một hệ thống bảo vệ chống ngư lôi của một tàu chiến chủ lực thực sự; và không giống như đa số tàu chiến-tuần dương, chúng được xem là một thiết kế cân bằng (theo tiêu chuẩn tàu tuần dương) vì việc bảo vệ có thể chịu đựng hỏa lực của chính cỡ nòng pháo của nó, mặc dù chỉ hơn một khoảng hẹp. Chúng được thiết kế để săn đuổi và tiêu diệt các tàu tuần dương hạng nặng Nhật Bản, cho dù đến lúc được đưa ra hoạt động, đa số tàu tuần dương Nhật đã bị máy bay và tàu ngầm Mỹ đánh chìm. Giống như các thiết giáp hạm nhanh lớp Iowa đương thời, tốc độ nhanh của chúng cuối cùng lại tỏ ra hữu dụng trong vai trò hộ tống tàu sân bay và tàu hỗ trợ hỏa lực hơn là tàu chiến đấu trên biển như dự định lúc thiết kế. Hawaii hoàn tất được 84% khi kết thúc chiến tranh, và bị bỏ không nhiều năm, trong khi những kế hoạch được bàn cãi nhằm cải biến lườn tàu to lớn của nó thành một tàu trang bị tên lửa hay tàu chỉ huy; nhưng cuối cùng nó bị tháo dỡ mà không hoàn tất.[47] Ba tàu khác được dự định đặt tên là Philippines, Puerto Rico và Samoa đều bị hủy bỏ.

Người Nhật bắt đầu thiết kế lớp B64, vốn tương tự như Alaska nhưng trang bị pháo 310 mm (12,2 inch). Những tin tức về lớp Alaskas khiến họ nâng cấp thiết kế, tạo ra B65. Được trang bị pháo 355 mm (14 inch), B65 sẽ là những chiếc được vũ trang tốt nhất trong lứa tàu chiến-tuần dương mới, nhưng chúng vẫn chỉ được bảo vệ chống lại đạn pháo 203 mm (8 inch). Giống như những chiếc của Hà Lan, người Nhật đã tiến xa đến mức hoàn tất thiết kế của B65, nhưng không bao giờ đặt lườn chúng. Vào lúc những thiết kế đã sẵn sàng, Hải quân Nhật nhận ra họ ít cần đến kiểu tàu này, và sự ưu tiên chế tạo được dành cho tàu sân bay. Giống như Alaska, người Nhật không gọi các con tàu này là tàu chiến-tuần dương, mà liên hệ chúng như là những tàu tuần dương hặng nặng siêu lớn.